Skip to content
Home » Tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược thương hiệu 

Tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược thương hiệu 

Mỗi doanh nghiệp đều muốn gây dựng thương hiệu tốt nhất trên thị trường để có chỗ đứng và phát triển kinh doanh. Một thương hiệu uy tín có thể sẽ lấy được lòng tin của người tiêu dùng và tạo được tiếng vang trong thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Và tất nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch phát triển thương hiệu. Vậy có những bước nào để xây dựng một chiến lược thương hiệu? Đi tìm hiểu các bước sau đây để biết cách làm mạnh thương hiệu của doanh nghiệp của mình nhé!

Chiến lược thương hiệu được hiểu là gì?

Trong tiếng anh được viết là Brand Strategy, nó được hiểu là một tập hợp các hướng dẫn, giải pháp hay có thể là các kế hoạch lâu dài, để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, thành công nhất nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó mà công ty đã đặt ra.

7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

Không chỉ vậy, chiến lược này còn có thể định vị được thương hiệu của công ty trong mắt khách hàng, gây ấn tượng với người dùng bằng những khách hàng mục tiêu của mình.

Vai trò của chiến lược xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp?

Phát triển thương hiệu có vai trò như thế nào đối với sự tăng trưởng của một doanh nghiệp? Cùng đi tìm lời giải thích ngay sau đây nào!

Quy trình 7 bước Xây dựng Chiến lược Thương hiệu Chuyên nghiệp dành cho SME

Vai trò của Brand Strategy đối với 1 doanh nghiệp là:

  • Giúp doanh nghiệp có định hướng, lối đi đúng đắn trong cách thức hoạt động kinh doanh.

  • Làm tăng tính cạnh tranh để từ đó làm chủ được thị trường mục tiêu.

  • Xây dựng lòng tin, định vị thương hiệu hay ghi lại ấn tượng, dấu ấn tốt trong lòng khách hàng.

  • Tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

  • Giúp doanh nghiệp khi ra mắt 1 sản phẩm, dịch vụ mới có thể gây được ấn tượng mạnh trong mắt người tiêu dùng.

See also  Tìm hiểu thông tin liên quan đến khái niệm marketing coordinator là gì?  

Như vậy, muốn phát triển tốt, công ty/doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu tốt, chuyên nghiệp thì mới có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Vậy, bạn có từng nghĩ xây dựng chiến lược thương hiệu có thực sự đơn giản? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong các bước xây dựng thương hiệu ngay sau đây.

Quá trình để xây dựng thương hiệu như thế nào?

Bước 1: Xác định đâu khách hàng mục tiêu của mình

Khách hàng mục tiêu hay còn được hiểu là thị trường mục tiêu, là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới. Nhóm người dùng này có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản phẩm của bạn và có thể chi trả cho dịch vụ, sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Để xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải dựa theo mô hình 5W là: Who – What – Why – Where – When.

Bước 2: Định vị được vị thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh việc xác định cũng như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, người đọc cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Bao gồm các yếu tố như: Điểm mạnh, điểm yếu cùng các hoạt động truyền thông của họ.

Cùng với đó là xác định được, đối thủ của bạn đang đứng ở đâu trên thị trường và trong tâm trí của người tiêu dùng. Điều này giúp cho doanh nghiệp xác định được các xu hướng và nhu cầu trên thị trường. Từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp, có sự sáng tạo và khác biệt so với các đối thủ cạnh.

Quy trình thực hiện tư vấn thương hiệu: 5 bước hiệu quả

Bước 3: Xác định xu hướng cùng cơ hội trên thị trường 

Xu hướng của thị trường có thể hiểu là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Lưu ý rằng đối với mỗi loại hình kinh doanh, mỗi loại hình dịch vụ sẽ có những xu hướng khác nhau.

See also  Activation là gì? Có những hình thức kích hoạt thương hiệu nào phổ biến? 

Chính vì thế, bạn cần phải đổi mới hướng đi nếu doanh nghiệp không muốn bị ở phía sau thị trường. Từ việc xác định xu hướng của thị trường mục tiêu, công ty cũng cần phải xác định cơ hội kinh doanh của mình trên thị trường.

Việc xác định này được thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường. Từ đó, giúp cho bạn dữ liệu được hướng đi, các chiến lược và đối thủ để có được hướng đi chính xác.

Bên cạnh đó, tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo sẽ tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp mình. Các yếu tố mà công ty bạn cần phải đáp ứng như: Ước lượng độ phù hợp với chiến lược Marketing, tính khả thi cùng nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Tìm giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi hay còn được gọi là Core Value là 1 trong những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định vị được hàng vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

Muốn thương hiệu bền vững thì bạn cần phải trả lời được câu hỏi “Đâu mới là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”. Hãy nhớ rằng, nếu không có yếu tố này thì công ty rất khó có thể tồn tại lâu dài trên thị trường mang tính cạnh tranh này.

Bước 5: Định vị thương hiệu trên thị trường

Có thể nói, xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình phát triển Brand. Đây là điều mà người kinh doanh nào cũng muốn vì khi xây dựng được xây dựng thương hiệu thành công thì khách hàng có thể liên tưởng đến khi chỉ cần nghe tên của sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Trong bước Brand Strategy này, doanh nghiệp có thể dựa trên các chiến lược sau:

  • Phát triển thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm.

  • Định vị dựa trên giá trị của sản phẩm/dịch vụ.

  • Định vị dựa vào tính năng của sản phẩm.

  • Định vị dựa vào mối quan hệ của doanh nghiệp.

  • Định vị dựa trên mong ước của người tiêu dùng.

  • Định vị dựa trên vấn đề/ giải pháp.

  • Định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

  • Định vị dựa trên cảm xúc của khách hàng.

  • Định vị dựa trên công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

See also  Ma trận space là gì? Những điều bạn cần biết

Chiến Lược Thương Hiệu Là Gì Và Các Bước Xây Dựng | AZCO

Bước 6: Xây dựng để khách hàng nhận diện được thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu thành công cần phải làm cho khách hàng nhận được thương hiệu của công ty. Bạn cần phải cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của mình, khiến cho nó không giống ai, tạo được dấu ấn đầu tiên trong lòng người tiêu dùng.

Đây là bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện cá biệt hóa thương hiệu của mình thông quan: Tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu,…

Bên cạnh đó, khi thiết kế thương hiệu cần phải chú ý tới 5 yếu tố sau: Dễ nhớ, dễ nhìn, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ.

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Quảng trị thương hiệu giúp cho việc duy trì vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Một thương hiệu tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược cụ thể, rõ ràng thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, dễ bị mất niềm tin từ khách hàng.

Đặc biệt, muốn thị trường phát triển, có sức cạnh tranh mạnh mẽ thì quản trị thương hiệu là điều quan trọng và không thể thiếu cũng như muốn tồn tại lâu trên thị trường.

Như vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh trên thị trường, chiến lược thương hiệu là yếu tố không thể thiếu. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ đem lại cho người kinh doanh những thông tin bổ ích và có thể vận dụng vào trong thực tế để phát triển doanh nghiệp của bản thân ngày càng lớn mạnh và phát triển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *